0

Nâng cao khả năng tập trung để tăng hiệu suất công việc | Safe and Sound

Giảm khả năng tập trung là một vấn đề phổ biến, nhất là khi áp lực công việc ngày càng tăng. Khả năng tập trung yếu không chỉ ảnh hưởng hiệu suất công việc mà còn tác động tiêu cực tới tâm lý, gây ra cảm giác mất sức và tác động lan tỏa tới các khía cạnh khác của cuộc sống.

Vi Nguyễn Duy Minh | Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Các yếu tố làm giảm khả năng tập trung

Khả năng tập trung yếu làm giảm hiệu suất công việc. Tiến độ công việc trở nên chậm chạp dẫn đến nhiều sai sót, đồng thời hạn chế khả năng sáng tạo. Chính điều này tác động tiêu cực tới tâm lý, tạo ra cảm giác mất sức, và gây ra tác động lan tỏa lên nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Có hai nhóm nguyên nhân chính làm giảm khả năng tập trung trong công việc: những hoạt động diễn ra xung quanh và bệnh lý. Những hoạt động diễn ra xung quanh bao gồm gián đoạn từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình... Ngày nay, mạng xã hội (như các thông báo từ bài đăng...) cũng đóng vai trò đáng kể làm giảm khả năng tập trung.

Các nguyên nhân bệnh lý làm giảm khả năng tập trung bao gồm:

  • ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý): Người mắc bệnh này gặp vấn đề về trí nhớ và sự tập trung. Các triệu chứng bao gồm tăng động, không chú ý, bốc đồng dai dẳng, tâm lý bất ổn.
  • Rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức cũng làm giảm khả năng tập trung. Những rối loạn này có thể bao gồm chậm phát triển hoặc khuyết tật, chấn thương não hoặc tình trạng thần kinh gây ra các vấn đề với chức năng não.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần (như trầm cảm) gây ra cảm giác mất sức, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin.
  • Các chấn thương ở đầu cũng ảnh hưởng tới mức độ ổn định tâm lý, khả năng tập trung và trí nhớ.

Ảnh 1: Chấn thương đầu làm giảm khả năng tập trung

2. Nâng cao khả năng tập trung để tăng hiệu suất công việc

Dưới đây là các cách bạn có thể áp dụng để tăng khả năng tập trung trong công việc:

  • Xác định ưu tiên: Đặt ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp. Sử dụng phương pháp "quản lý thời gian 80/20" để tập trung vào những công việc có tác động lớn nhất đến hiệu suất và kết quả.
  • Tạo môi trường làm việc tĩnh lặng: Loại bỏ các yếu tố phân tâm như thông báo điện tử và tiếng ồn. Sử dụng tai nghe chống ồn để cô lập bản thân khỏi âm thanh bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào công việc.
  • Quản lý áp lực công việc: Áp lực công việc và stress có thể làm giảm khả năng tập trung. Thực hành kỹ thuật giảm stress như thể dục, yoga để giữ trạng thái tâm lý tốt và tăng cường khả năng tập trung.

Ảnh 2: Quản lý tốt áp lực công việc nâng cao năng lực tập trung

  • Chia nhỏ công việc: Chia nhỏ công việc lớn thành các phần nhỏ hơn và tập trung vào từng phần một. Điều này giúp tránh cảm giác áp lực công việc và tăng khả năng tập trung cho từng nhiệm vụ cụ thể.
  • Thực hiện thực đơn và lịch trình làm việc hợp lý: Đảm bảo bạn có giấc ngủ đủ, ăn uống lành mạnh và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp tái tạo năng lượng và duy trì sự tập trung trong suốt ngày làm việc.
  • Thực hành các bài tập chuyên biệt: Bên cạnh đó, chúng ta có thể thực hiện các hoạt động chuyên biệt để tăng khả năng tập trung, bao gồm dành toàn bộ thời gian cho một hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi người sẽ có các mức độ tập trung khác nhau, vì vậy bạn hãy thiết kế và áp dụng bài tập phù hợp nhé.

Rèn luyện khả năng tập trung là quá trình lâu dài, yêu cầu quyết tâm cao độ. Vì vậy hãy kiên trì nhé!

: Nâng cao khả năng tập trung để tăng hiệu suất công việc | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound